Các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng kĩ thuật viết phần mềm, lập trình viên sẽ tạo nên sản phẩm hoàn thiện. Công nghệ phát triển giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lí, kiểm soát cũng như tối ưu hóa chi phí. Những doanh nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, tính năng riêng biệt. Chính vì thế, giải pháp tốt nhất là sử dụng các phần mềm. Vậy quy trình thiết kế phần mềm theo yêu cầu có mấy bước? Hãy cùng Bugnetproject tìm hiểu nhé.
Thiết kế phần mềm là gì?
Thiết kế phần mềm theo yêu cầu là quá trình lập trình viên tạo các phần mềm để cung cấp cho các doanh nghiệp. Đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành IT. Quy trình thiết kế có nhiều dạng quy trình thiết kế khác nhau và được tối ưu liên tục nhưng đem lại phần mềm chất lượng cao, chi phí thấp. Quy trình phát triển phần mềm theo yêu cầu sẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp theo phương pháp phù hợp.
Sự khác nhau giữa phần mềm thiết kế theo yêu cầu và phần mềm thiết kế sẵn
Tùy theo quy mô, nhu cầu của doanh nghiệp sẽ dùng phần mềm thiết kế riêng hay phần mềm thiết kế có sẵn.
Phần mềm thiết kế có sẵn
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng: để phù hợp với thị trường nên tính ứng dụng cao. Phần mềm được thiết kế cơ bản, dễ dàng áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp.
- Chi phí rẻ: với tính năng cơ bản, chi phí phần mềm thấp để phù hợp với thị trường. Các chức năng đều cố định, đầy đủ những tác dụng cơ bản cần có.
- Thuận lợi: phần mềm có sẵn bất cứ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Chỉ cần doanh nghiệp mua về là có thể sử dụng ngay tức khắc, không cần chờ đợi.
Nhược điểm:
- Bảo mật thấp: với những dòng lệnh code cơ bản, phần mềm dễ có lỗ hổng và bị xâm nhập. Đặc điểm phần mềm có sẵn dễ bị hacker nắm bắt vì tạo ra đến các doanh nghiệp dễ dàng truy cập.
- Hạn chế tính năng: phần mềm chỉ có chức năng cơ bản có sẵn mà các doanh nghiệp trên thị trường cần. Những doanh nghiệp yêu cầu các tính năng cao hơn thì phần mềm thiết kế sẵn không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Việc năng cấp khó khăn: phần mềm có sẵn dễ ứng dụng nhưng đây cũng là bất lợi. Để có thể nâng cấp phần mề, doanh nghiệp phải chi trả cho bên cung cấp phần mềm nâng cấp và bảo mật hệ thống cho bạn, những phần mềm giá rẻ sẽ thường có những nhược điểm.
Phần mềm thiết kế theo yêu cầu
Ưu điểm:
- Tính bảo mật cao: hệ thống bảo mật của phần mềm thiết kế theo yêu cầu được năng cấp và an toàn hơn. Các lập trình viên được thuê viết những dòng code phức tạp nhưng vô cùng chặt chẽ.
- Vượt trội tính năng: tính năng phần mềm được thiết kế được thiết kế theo yêu cầu từ cơ bản tới nâng cao. Các lập trình viên luôn cập nhật và tối ưu các tính năng theo quy trình nghiêm ngặt.
- Phù hợp với mọi mô hình kinh doanh: đặc tính khá giống phần mềm viết sẵn nhưng phần mềm thiết kế theo yêu cầu có phần hạn chế hơn. Vì phần mềm viết riêng chỉ áp dụng với một số doanh nghiệp có những yêu cầu khác nhau về tính năng. Có thể đáp ứng mọi tính năng mà mô hình kinh doanh đem lại tính hiệu quả cao.
- Nâng cấp, cập nhật dễ dàng: thiết kế được làm theo nhu cầu của khách hàng nên mã nguồn được nắm rõ và được sửa ngay khi xảy ra lỗi hoặc doanh nghiệp muốn nâng cấp không phải điều gì khó khăn.
- Dễ quản lí và tiết kiệm thời gian: phần mềm thiết kế được thiết kế để phù hợp với doanh nghiệp nên việc quản lí trở nên dễ dàng hơn. Điều này khiến doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian vận hành, phát triển và quản lí.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: lập trình phần mềm theo yêu cầu có chi phí cao hơn do những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp lớn. chính vì chi phí cao nên nhiều doanh nghiệp còn e dè chưa dám sử dụng loại hình dịch vụ này.
Qua phần này mọi người có thể nhận ra ưu và nhược điểm của 2 loại hình phần mềm. Từ đó có thể lựa chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu mô hình kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn thiết kế phần mềm hơn phần mềm có sẵn để phù hợp với mục đích, tính năng mong muốn.
Quy mô doanh nghiệp nào phù hợp với thiết kế phần mềm theo yêu cầu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dù là quy mô doanh nghiệp nhỏ thì hoạt động kinh doanh vẫn cần phải tạo phần mềm quản lí. Lợi ích của phần mềm thiết kế theo yêu cầu đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều. Doanh nghiệp có thể phát hiện, kịp thời khắc phục những vấn đề nhanh chóng, kịp thời.
Thêm đó, phần mềm quản lý giúp cho việc quản lý chặt chẽ hơn giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn rất nhiều, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lớn
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn diễn ra hàng ngày và vô cùng khốc liệt. Theo chia sẻ của giám đốc công ty phần mềm Mona, giải pháp tốt nhất là sử dụng phần mềm thiết kế theo yêu cầu để quản lí tốt các hoạt động doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tăng thêm tính cạnh tranh đồng thời tránh thất thoát những chi phí không mong muốn, kiểm soát rủi ro.
Sử dụng phần mềm quản lí được đánh giá hiệu quả gấp 150% so với doanh nghiệp sử dụng quản lí thủ công thông thường. Doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa phần mềm vào hệ thống quản lí.
Lợi ích của thiết kế phần mềm theo yêu cầu tới doanh nghiệp
Xu thế công nghệ đang được doanh nghiệp nắm bắt kịp thời để không bị tụt về phía sau so với đối thủ trên thị trường. Phần mềm thiết kế theo yêu cầu khi đưa ra sử dụng có nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng và khả năng đáp ứng tốt cho yêu cầu, đòi hỏi trong công việc. Trong đó:
- Tiết kiệm tối đa sử dụng nhân công lao động.
- Giảm bớt các bước trung gian trong quản lý.
- Đảm bảo đồng bộ hóa giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Hỗ trợ cập nhật dữ liệu chuẩn xác và nhanh chóng.
- Hỗ trợ lưu trữ thông tin, dữ liệu an toàn, bảo mật cho doanh nghiệp.
Chính những chức năng, khả năng hỗ trợ của phần mềm thiết kế thích hợp mang lại giúp mang lại tác vụ quản lý tốt, hiệu quả cao, giúp duy trì hoạt động ổn định, doanh nghiệp được đảm bảo phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Quy trình thiết kế phần mềm theo yêu cầu
Dù có rất nhiều quy trình thiết kế phần mềm khác nhau nhưng nhìn chung các quy trình đều phải tuân thủ được 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định yêu cầu và đưa ra giải pháp
Trao đổi với khách hàng để nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Tạo bảng yêu cầu chi tiết, tư vấn giải pháp cho các vấn đề có thể phát sinh. Tổng hợp tất cả yêu cầu và giải pháp thành 1 nộ tài liệu
Bước 2: Thiết kế phần mềm theo yêu cầu
Lên bản thiết kế phần mềm theo yêu cầu từ phía khách hàng. Các mô hình tổng thể về software sẽ được đưa ra. Đồng thời, các tính năng và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng sẽ được đề cập đến.
Bước 3: Lập trình phần mềm theo bảng thiết kế
Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình thiết kế phần mềm. Tại đây, các coder sẽ tiến hành lựa chọn ngôn ngữ lập trình phần mềm thích hợp để viết code. Các module và chức năng sẽ lần lượt được viết nên rồi được kết hợp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh.
Bước 4: Thử nghiệm
Tại bước thử nghiệm, các tester sẽ kiểm tra phần mềm để phát hiện lỗi và bug. Các kịch bản kiểm thử (Test Case) cũng sẽ được áp dụng để chắc chắn tất cả các vấn đề đều có thể được giải quyết. Lỗi và hướng khắc phục cho các lập trình viên hoàn thành sản phẩm cuối cùng.
Bước 5: Triển khai, bàn giao
Công đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế phần mềm là triển khai, bàn giao sản phẩm. Việc ký biên bản giữa đôi bên bàn giao phần mềm cho khách hàng hoặc triển khai chạy phần mềm đối với các công ty tự phát triển.
Các mô hình thiết kế phần mềm
Mô hình thác nước (Waterfall)
Mô hình thác nước là quy trình phát triển phần mềm truyền thống được các công ty vừa và nhỏ áp dụng. Thiết kế phần mềm theo từng bước của mô hình.
Các bước sẽ được thực hiện theo thứ tự lần lượt nên mô hình Waterfall phù hợp với các dự án có yêu cầu rõ ràng, chi tiết. Ưu điểm là yêu cầu rõ ràng nên dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ phân công công việc, bố trí nhân lực, giám sát. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là cứng nhắc, rất khó xử lý khi phát sinh lỗi trong những giai đoạn trước.
Mô hình chữ V
Quy trình này được chia thành 2 nhóm giai đoạn tương ứng nhau là phát triển thiết kế và kiểm thử. Ngay khi nhận yêu cầu, các tester sẽ lên kế hoạch và thực hiện test case. Doanh nghiệp sẽ tốn ít thời gian và chi phí nếu phát sinh lỗi. Tuy nhiên, khách hàng thay đổi yêu cầu sẽ xuất hiện nhiều bất cập
Mô hình Agile
Quy trình Agile hoàn thiện sẽ chia nhỏ thành các công đoạn Sprint đóng vai trò như một quy trình thiết kế hoàn thiện. Tuy nhiên, các Sprint chỉ từ 1 đến 4 tuần. Sau mỗi Sprint, sản phẩm được triển khai ngay lập tức. Các bước xây dựng, triển khai được lặp lại liên tục trong suốt quá trình phát triển giúp cải tiến sản phẩm.
Tiêu chuẩn của thiết kế phần mềm theo yêu cầu
- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ phía doanh nghiệp
- Thiết kế phần mềm phải có giao diện độc đáo
- Chất lượng phần mềm phải đạt yêu cầu
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình làm việc
- Hệ điều hành thân thiện
Hy vọng bài viết về quy trình thiết kế phần mềm theo yêu cầu sẽ hỗ trợ bạn hiểu được quá trình, cách thức, nguyên lý thực hiện thiết kế phần mềm. Lựa chọn được phần mềm nào phù hợp với doanh nghiệp.