Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các thị trường điện thoại thông minh, theo các số liệu thống kê cho thấy thì hiện nay tỷ trọng truy cập trang web bằng điện thoại thông minh lên đến con số chiếm 52,2% trong một năm. Đối với những tiện ích sẵn có của các thiết bị điện thoại thông minh thì giúp cho người dùng thấy được hiệu quả về chi phí kèm theo sự gia tăng lệ thuộc vào điện thoại thông minh ngày càng nhiều, việc này khiến cho các nhà phát triển phần mềm khó mà lựa chọn được hướng giữa việc chọn Native Mobile App Development hay là Hybrid App Development. Bài viết dưới đây của Bugnetproject sẽ giúp bạn hiểu hơn về Native và Hybrid App là gì.
Khái quát về Native App và Hybrid App là gì
Native App là gì?
Đây là ứng dụng được tạo ra chỉ để sử dụng trong một nền tảng nhất định hoặc là một thiết bị cụ thể nhất định như là Android, iOS, BlackBerry hoặc thậm chí là sử dụng trong Windows, các ứng dụng về Native App được tạo ra và code đặc thù cho một nền tảng cụ thể nào đó bằng ngôn ngữ lập trình gốc của nó như là IOS (Objective-C or Swift); đối với hệ điều hành Android (Java, Kotlin); đối với hệ điều hành Windows Phone ( C#)… Đối với mỗi nền tảng khác nhau sẽ có những nguyên tắc khác nhau và lập trình viên sẽ là người nắm bắt chúng vì chúng khác nhau cả về kiểu chữ, đồ họa cũng như hoạt cảnh và hiệu ứng hình ảnh đầu vào dữ liệu.
Hybrid App là gì?
Hybrid App được tạo ra dưới một dạng ứng dụng duy nhất được tạo ra để sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như Android, iOS Windows. Trên thực tế ứng dụng hybrid là sự kết hợp độc đáo giữa ứng dụng native và ứng dụng web, đây là một trong những sản phẩm hoạt động trên nhiều hệ điều hành điển hình như hệ điều hành iOS, Android, Windows…
Giám đốc bộ phận IT của mona.software có chia sẻ rằng Hybrid app được tạo ra bằng những ngôn ngữ lập trình như HTML5, CSS, JavaScript và cơn bản hơn đó là một chương trình dựa trên web đặt trong vỏ của một ứng dụng native và được kết nối trực tiếp với phần cứng của thiết bị
Sự khác nhau giữa Native App và Hybrid App là gì?
Ưu điểm nhược điểm của Native App Development
Ưu điểm
- Performance nhanh: các bạn nên biết rằng trong việc phát triển ứng dụng native mobile, các nhà phát triển cần phải có code cho từng nền tảng khác nhau bằng những ngôn ngữ lập trình khác biệt nhau cho mỗi hệ điều hành, chính vì thế họ luôn có những version khác nhau của một ứng dụng được tạo riêng cho mỗi nền tảng khác nhau, cụ thể nhất là tạo ứng dụng phù hợp với hệ điều hành đó và giúp nó chạy trơn tru hơn.
- Tốc độ: về phần tốc độ thì ứng dụng được tối ưu hóa cho các hệ điều hành ios hoặc android sẽ có phần lợi thế cao hơn trong các bài test về tốc độ hoạt động và hiệu suất, tốc độ cũng là một phần quan trọng trong việc phát triển ứng dụng native và bao gồm cả việc sử dụng bộ nhớ và pin của thiết bị.
- Trải nghiệm người dùng: đây là một trong những điều vô cùng quan trọng đối với các ứng dụng native, để có thể tạo được ấn tượng tốt khi cài đặt và không bị người dùng xóa thì trải nghiệm người dùng là điều tối ưu cho nhà phát triển phải chú ý nhiều. Khi người dùng cảm nhận được trải nghiệm tốt, nhận diện hành động cụ thể và hiệu ứng hình ảnh linh hoạt có chiều sâu thì sẽ hấp dẫn người dùng nhiều hơn đấy.
- An toàn và tính bảo mật dữ liệu: việc bảo mật dữ liệu và đảm bảo được tính an toàn dữ liệu là phần công việc của các nhà phát triển ứng dụng native.
Nhược điểm
- Thời gian phát triển: đối với cái ứng dụng native thì cần lượng thời gian nhiều hơn để phát triển so với ứng dụng Hybrid vì do quá trình tạo và triển khai thiết kế cho ứng dụng Native cho mọi thiết bị sẽ bị vấn đề mất tính đồng bộ đối với các hệ điều hành như Android, Iphone, hoặc thậm chí là máy tính bảng chính vì thế nhà phát triển phải tốn nhiều thời gian để hoàn thành ứng dụng hơn.
- Chi phí phát triển: đối với các nhà phát triển thường có chuyên một nền tảng nhất định có thể là iOS hoặc Android hoặc Windows, vì thế đối với mọi nền tảng là mỗi lập trình viên khác nhau sẽ tốn chi phí nhiều hơn từ đó sẽ đội chi phí tạo ra phần mềm ứng dụng đó lên nhiều.
Ưu điểm và nhược điểm của Hybrid App Development
Ưu điểm
- Giảm chi phí phát triển: đối với các nhà phát triển có ngân sách tầm trung thì việc phát triển ứng dụng Hybrid là một giải pháp tốt cho các bạn vì chúng có thể chạy trên nhiều nền tảng ứng dụng khác biệt nhau.
- Bảo trì: cũng như chúng ta đã biết thì tất cả các ứng dụng Hybrid đều là các ứng dụng web và được tích hợp trong một lớp gốc duy nhất, chính vì thế nội dung của nó sẽ được cập nhật nhiều lần, chính vì vậy ứng dụng Hybrid thường được bảo trì ở mức thấp.
- Tốn ít thời gian để tiếp thị: do nhu cầu của người dùng và sự cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay, cùng với những ý tưởng được nhiều nhà doanh nghiệp quảng cáo, bạn muốn giới thiệu ứng dụng của các bạn đến người dùng nhanh nhất có thể thì bạn nên đi theo hướng của ứng dụng Hybrid đấy.
Nhược điểm
- Performance: hầu hết các ứng dụng Hybrid đều có lớp bổ sung giữa mã nguồn và nền tảng di động, có thể kể đến đặc biệt nhất đó chính là framework di động Hybrid, việc này có thể dẫn đến kết quả mất đi hiệu suất của ứng dụng này.
- Debugging: với lớp bổ sung từ framework được phát triển lại nên chính vì thế vấn đề debugging cũng trở nên lớn hơn, các nhà phát triển phải dựa vào nó để chạy tốt trên cùng một hệ thông và không được đưa ra bất kỳ bug mới nào trong ứng dụng cả.
- Trải nghiệm người dùng: trải nghiệm người dùng luôn là câu chuyện thường được nhắc đến, nhưng khác với ứng dụng Native thì đối với ứng dụng Hybrid các bạn sẽ được trải nghiệm đan xen giữa các hệ thống nền tảng như Android và iOS mà không sợ bị đứt đoạn khi đang sử dụng hoặc gặp sự cố khi chuyển sang một hệ điều hành khác đấy.
Trên đây là tổng hợp sự khác biệt giữa ứng dụng Native và ứng dụng Hybrid đối với hầu hết người dùng. Nhìn chung mỗi ứng dụng đều có đặc điểm riêng và ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào trải nghiệm người dùng mà chúng ta có thể sử dụng một trong hai loại ứng dụng trên các bạn nhé. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Native app là gì và Hybrid app là gì.
Xem thêm: