Giao thức HTTPS là gì? Đâu là lý do nên sử dụng giao thức HTTPS cho website doanh nghiệp? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ được Bugnet giải đáp chi tiết ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi kĩ hơn nhé.

Giao thức HTTPS là gì?

https là gì

HTTPS là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Hypertext Transfer Protocol Secure. Đây là giao thức hỗ trợ chuyển tải siêu văn bản vô cùng an toàn. Thực tế, HTTPS là giao thức được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật từ HTTP với mục đích dùng để mã hóa những thông tin giao tiếp làm tăng tính bảo mật.

Hoặc hiểu theo một cách đơn giản hơn thì HTTPS chính là một phiên bản có tính bảo mật và độ an toàn cao hơn.

Nguyên lý hoạt động của HTTPS sẽ tương tự giống như HTTP nhưng chỉ khác ở điểm HTTPS được bổ sung thêm chứng chỉ SSL – Secure Sockets Layer (tầng ổ bảo mật) hoặc là TLS – Transport Layer Security (bảo mật tầng truyền tải).

Cả SSL và TLS đều dùng PKI – viết tắt của Public Key Infrastructure (hạ tầng khóa công khai) không đối xứng nhau. Đặc điểm của hệ thống này đó là sử dụng hai khóa mã hóa thông tin liên lạc bao gồm khóa công khai và khóa riêng.

Những thứ được mã hóa bằng khóa công khai đều sẽ được giải mã bởi những khóa riêng và ngược lại. Trước khi truyền tải nội dung, những tiêu chuẩn này sẽ được mã hóa và giải mã khi nhận. Điều này dù cho thông tin có bị lấy trộm cũng không thể hiểu rõ được.

HTTPS hoạt động như thế nào? 

Thực chất, giao thức HTTPS sẽ có nguyên lý hoạt động tương tự như giao thức HTTP nhưng HTTPS sẽ được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) – Bảo mật tầng ổ hoặc là TLS (Transport Layer Security) – Bảo mật tầng truyền tải với mục đích chính sẽ là mã hóa mọi thông tin giao tiếp để gia tăng tối đa tính bảo mật.

Cho đến thời điểm hiện tại, SSL và TLS đã được nhiều người đánh giá là hai tiêu chuẩn có chất lượng bảo mật website hàng đầu trên thế giới. Cả hai đều được ứng dụng hạ tầng cơ sở khóa công khai không đối xứng PKI – Public Key Infrastructure. Đặc điểm nổi bật của hệ thống này đó là sử dụng 2 khóa mã hóa thông tin liên lạc bao gồm cả khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key).

Khóa bí mật được bảo mật vô cùng nghiêm ngặt và chỉ có thể truy cập được bởi chủ nhân của nó. Trong trường hợp khi là một trang web, khóa bí mật sẽ được bảo vệ rất kín trên máy chủ web. Trái lại, khóa công khai lại là một loại khóa được phân phối tất cả người dùng. Bất kể ai cũng đều cần phải có mới có thể giải mã được những thông tin đã được mã hóa bằng khóa bí mật.

Các thứ được người gửi mã hóa bằng khóa công khai đều sẽ được giải mã bởi khóa bí mật và ngược lại. Trước khi chuyển tải nội dung, các tiêu chuẩn này sẽ được mã hóa đồng thời giải mã khi nhận. Do vậy, cho dù thông tin có bị ai lấy cắp đi thì người đó cũng sẽ không thể nào hiểu rõ được.

Lý do nên sử dụng giao thức HTTPS cho website

Nếu như trước đây HTTPS chỉ được sử dụng phổ biến cho các website ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử để bảo mật mọi thông tin khi khách hàng thanh toán online. Nhưng tới nay,  HTTPS đã trở thành một tiêu chuẩn bảo mật cần có của nhiều website mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng qua những lí do dưới đây:

HTTPS bảo mật tốt cho thông tin người dùng

https giúp bảo mật thông tin người dùng

Giao thức HTTPS đảm bảo rằng những thông tin trao đổi giữa máy khách và máy chủ không bị bên thứ ba truy cập và đọc được nhờ vào phương thức mã hóa. Nếu như bạn tiến hành truy cập một trang web được cài đặt HTTPS, người dùng có thể sẽ bị tấn công sniffing.

Người đánh cắp thông tin có thể chen ngang vào kết nối giữa máy khách và máy chủ để lấy toàn bộ dữ liệu từ email, thẻ ngân hàng, password…cùng những thông tin sẵn có trên web. Hoặc các thao tác trên website của người dùng có thể bị ghi lại mà không hề hay biết.

Sử dụng giao thức HTTPS thì bạn có thể tin tưởng những thông điệp chuyển tải sẽ luôn được giữ trong trạng thái nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa và sai lệch với dữ liệu ban đầu.

Tránh bị lừa đảo 

Thực tế cho thấy, bất cứ server nào cũng có thể sẽ là server của bạn để lấy cắp thông tin từ người dùng. Nếu sử dụng giao thức HTTPS, trình duyệt trên máy khách sẽ được yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ trước khi dữ liệu giữa máy chủ và máy khách được mã hóa để mà trao đổi. Đặc biệt là chứng chỉ TSL/SSL sẽ giúp cho website của bạn được xác minh là chính chủ.

Tăng uy tín web đối với người dùng

Những trình duyệt web hiện nay điển hình như Mozilla Firefox, Google Chrome, Apple Safari hay Microsoft Edge sẽ có các cảnh báo đến người dùng về những trang web không được bảo mật.

Việc này giúp cho thông tin của người dùng được bảo vệ khi lướt web, trong đó bao gồm những thông tin từ thẻ ngân hàng, thông tin cá nhân hay những dữ liệu quan trọng khác.

Một website không thể hoạt động nếu như thiếu người dùng. Vậy thì việc bảo vệ người dùng sẽ chính là bảo vệ trang web của bạn. Nếu người dùng cảm thấy thiếu an toàn khi sử dụng trang web thì bạn có khi sẽ bị mất một lượng lớn user sẵn có của mình.

Rất hiệu quả với SEO

Google đã thông báo sẽ đẩy nhanh những xếp hạng tìm kiếm với các website sử dụng giao thức HTTPS. Điều này đồng nghĩa rằng trang web chưa chuyển đổi sẽ bị hạn chế hơn về lợi thế cạnh tranh với những website HTTPS. Vậy nên nếu như doanh nghiệp hay tổ chức của bạn đang tiến hành SEO qua Google thì hãy nhớ nên chuyển đổi sang HTTPS từ bây giờ.

So sánh HTTP và HTTPS 

so sánh http với https

Chữ ‘S’ ở cuối HTTPS chính là viết tắt của từ “Secure” (Bảo mật). Nó có nghĩa là toàn bộ những giao tiếp giữa trình duyệt và trang web đều được mã hóa. HTTPS thường được sử dụng để bảo vệ những giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao ví dụ như giao dịch ngân hàng và đặt hàng mua sắm trực tuyến.

Bên cạnh đó, HTTP sử dụng cổng 80 để giao tiếp mạng, trong khi HTTPS lại dùng cổng 443 – sự khác biệt này tạo ra những cấp độ bảo mật khác nhau. Cổng 443 là cổng hỗ trợ mã hoá thông tin từ máy khách truyền đến máy chủ, bảo vệ mọi dữ liệu được truyền thông qua internet.

Hơn nữa, HTTPS được mã hóa thông tin chuẩn, sử dụng chứng chỉ SSL/TSL tiêu biểu trong công nghệ bảo mật, truyền thông mã hóa giữa các máy chủ Web server và trình duyệt nhưng HTTP thì không có.

Những trình duyệt web phổ biến như Internet Explorer, Firefox và Chrome thường hiển thị biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ để cho thấy việc một kết nối HTTPS có hiệu lực.

Làm thế nào để chuyển đổi sang giao thức HTTPS?

Tất cả những website vừa mới tạo đều sẽ là giao thức HTTP và nếu bạn muốn chúng chuyển sang HTTPS thì cần phải cài thêm cho web chứng chỉ SSL hoặc TLS. Trước khi chuyển Http sang Https, bạn hãy sao lưu lại những dữ liệu web WordPress để phòng trường hợp xảy ra sự cố thì bạn vẫn có thể khôi phục lại dữ liệu dễ dàng.

Tiếp đến bạn chuyển sang bước cài đặt chứng chỉ Secure Sockets Layer và hiện có 2 loại:

  • SSL Certificate miễn phí: Sau 3 tháng thì bạn cần phải gia hạn lại lần nữa.
  • SSL Certificate trả phí: Thường là gói mua theo năm và đi kèm là gói bảo hiểm.

Bạn có thể mua chứng chỉ SSL từ những đơn vị cung cấp uy tín bao gồm:

  • Mona Media – Đơn vị chuyên cung cấp đa dạng SSL chất lượng hàng đầu, giá cả hợp lí
  • Comodo SSL
  • GeoTrust – Dịch vụ SSL uy tín
  • GlobalSign

Sau đó, bạn tiến hành cài đặt SSL lên hosting như hướng dẫn sau:

Cài SSL Certificate bằng Plugin

Bước 1: Để chuyển từ Http sang Https, bạn hãy cài thêm Plugins Really Simple SSL. Cách thức thực hiện khá dễ dàng, bạn hãy đăng nhập trực tiếp vào nơi quản trị WordPress -> Plugin nằm bên trái -> Tìm đúng Plugin cần cài.

cài đặt plugins really simple ssl certificate

Bước 2: Kích hoạt để Plugin SSL Simple Simple tự động đi tìm và phát hiện được chứng chỉ SSL của website. Sau đó bạn tiến hành cài Plugins để chuyển toàn bộ URL Http của web thành dạng giao thức Https bảo mật cao.

Thực hiện cài thủ công nhanh chóng

Cách thức chuyển Http sang Https thủ công sẽ khá đơn giản, bạn hãy thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Sửa lại tập tin wp-config.php bằng cách bạn hãy mở file wp-config.php -> bạn hãy đi đến trên dòng/* That’s all, stop editing! Happy publishing. */ -> thêm đoạn mã này vào:

chuyển http sang https wordpress

Sau đó, lưu những thay đổi rồi bạn vào trang quản trị -> truy cập vào nơi Settings -> bấm chọn General. Khi sửa xong, bạn hãy di chuyển tới cuối trang rồi click vào Save Changes để Update tất cả các cài đặt.

Bước 2: Thay link trong cơ sở dữ liệu. Bạn hãy dùng Plugins Better Search Replace để có thể thay link trong Database. Trước hết bạn cần vào Download, cài đặt Plugin.

http sang https web wordpress

Sau đó bạn kích hoạt plugin -> click Tools -> Better Search Replace -> đổi đường link trong khung đỏ. Hoặc bạn cũng có thể sửa lại đường dẫn bằng cách thủ công -> nhấn vào Run Search/Replace.

better search replace

Bước 3: Định cấu hình để chuyển đổi từ Http sang Https htaccess
Tại trang web WordPress bạn hãy tìm tệp .htaccess trong tệp tin gốc. Tệp này chứa những tập tin thiết lập cấu trúc Permalink. Lúc này bạn cần thêm những nguyên tắc sau vào tệp tin . htaccess để định cấu hình chuyển từ Http sang Https htaccess.

<IfModule mod_rewrite.c>

RewriteEngine On

RewriteCond %{Https} off

RewriteRule ^(.*)$ Https://%{Http_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301]

</IfModule>

Lúc này, trình duyệt đã hoàn chuyển thành Https. Như vậy, giờ đây mỗi khi có bất kỳ một truy cập nào tới trang web thì đường dẫn sẽ là giao thức Https.

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được các lợi ích cũng như tầm quan trọng khi sử dụng giao thức HTTPS. Chính vì vậy đừng chần chừ mà hãy thực hiện ngay những bước bảo mật cho website của mình ngay từ bây giờ. Chắc chắn rằng sự bảo mật về thông tin sẽ giúp trang web của bạn an toàn và thu hút hơn với người tiêu dùng.

Loading...
DMCA.com Protection Status